Kinh nghiệm apply học bổng chính phủ Thụy Sỹ

Discussion in 'Switzerland' started by hienpham, Mar 10, 2020.

  1. hienpham

    hienpham Hiền Thu Phạm Thị

    Joined:
    Dec 23, 2019
    Messages:
    2
    Likes Received:
    1
    Trophy Points:
    0
    Gender:
    Female
    1.Tổng quan về học bổng chính phủ Thụy Sỹ (SGS)
    - Học bổng chính phủ Thụy sỹ cấp cho sinh viên các ở hầu hết các nước phát triển cũng như đang phát triển có ý định theo học tại môt trong 12 trường đại học ở Thụy sỹ. Đặc biệt học bổng này có ưu tiên cho nghiên cứu khoa học.
    - Học bổng cấp cho sinh viên biết 1 trong 4 thứ tiếng khác nhau gồm có Anh, Pháp, Đức và Italia và cấp cho tất cả các ngành học. Có 2 dạng: 1 là học bổng dành cho Master và 1 dạng dành cho Research Fellowship (có thể là xin đi làm thesis cho Master…)
    - Học bổng được cấp trong thời gian 9 tháng và chỉ cấp cho khóa học bắt đầu vào mùa thu. Căn cứ vào kết quả học tập năm đầu tiên và khoảng thời gian học Master, chính phủ Thụy sỹ sẽ cân nhắc có tiếp tục trao học bổng hay không. Chẳng hạn: Nếu khóa Master của bạn kéo dài 1.5 năm thì sẽ có 8 tháng extension. Nếu khóa Master của bạn kéo dài trong 2 năm thì bạn sẽ có 12 tháng extension. (Các bạn có thể đọc thêm ở guidelines).

    Hồ sơ SGS bao gồm
    Bạn phải chuẩn bị 3 bộ hồ sơ giống hệt nhau, mỗi bộ gồm có:
    1) Application form
    2) Bằng đại học + bảng điểm
    3) 2 thư giới thiệu
    4) Personal Statement
    - Với Master program: 2 pages
    - Với Research Fellowships: 5 pages research proposal
    5) Curriculum vitae
    6) Letter of contact:
    - Với Master program: thư từ Master director / coordinator chỉ rõ là mình đã liên hệ với trường và mình có thể được nhận vào trường
    - Đối với Research Fellowships: thư xác nhận của giáo sư là sẽ hướng dẫn nghiên cứu.
    7) 1 health certificate (theo form)
    Các giấy tờ khác: Chứng chỉ tiếng anh, chứng chỉ khác, giấy khen…

    Quy trình nộp hồ sơ: Từ tháng 8, các bạn liên hệ với Swiss Embassy lấy hồ sơ, hạn nộp là 30/10 hàng năm, và thi tiếng anh trong khoảng tháng 12.
    Qúa trình xét hồ sơ gồm các vòng như sau:
    -Tháng 11: Swiss Embassy xét hồ sơ của mình, nếu qua thì:
    -Tháng 12: Swiss Embassy gọi mình đến làm bài test ngoại ngữ và phỏng vấn, nếu qua thì:
    -Tháng 1: Swiss Embassy gửi hồ sơ của mình cho hội đồng ở Bern, Thụy Sỹ, nếu qua thì:
    -Tháng 3: sẽ thông báo kết quả RL và ML, nếu qua thì
    -Ăn mừng + tạm biệt gia đình, bạn bè chuẩn bị đi Thụy Sỹ he he

    2.Kinh nghiệm lên hệ với những người đi trước

    Một trong những yếu tố giúp tôi apply khá thành công học bổng SGS, cũng như học bổng HSP là tôi đã có một mối liên hệ sớm và lâu dài với rất nhiều cựu sinh viên đã đỗ cũng như trượt các học bổng khác nhau. Chính những kinh nghiệm của họ đã giúp tôi định hướng tốt hơn và tự tin hơn trong suốt quá trình xin học bổng. Và một trong số những yếu tố không nhỏ giúp tôi thành công chính là sự may mắn khi tôi gặp được rất nhiều anh chị các bạn rất nhiệt tình cũng như advisor ở trường ETH Zurich.

    Qúa trình liên hệ với các anh chị của tôi bắt đầu từ sau 1 năm trắng tay, khi tôi phải định hướng lại mình sẽ muốn gì, muốn apply vào đâu và cần phải chỉnh sửa gì trong hồ sơ. Tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm từ các diễn đàn ttvnol, diễn đàn du học vietphd và facebook. Có 1 điều các bạn nên nhớ là những người đi trước cũng đã từng như mình, đã từng phải mò mẫm như mình nên họ luôn sẵn sàng chia sẻ nhiệt tình; vì thế các bạn đừng ngại hỏi và thắc mắc (tất nhiên cần dành thời gian nghiên cứu thật cẩn thận trước khi đưa câu hỏi ).

    Riêng về SGS, tôi đã contact với nhiều người nhất, vì đây là học bổng mà tôi tâm huyết nhất. Tôi đã may mắn quen được anh Huy từ diễn đàn Swiss Việt và từ đó tôi được giới thiệu chị Chi (SGS holder 2005). Sau khi đỗ, nhìn lại email của tôi qua lại với chị Chi mà không khỏi rùng mình, đến mấy chục cái email qua lại, mà email nào cũng dài đến cả trang. Tôi cũng được anh bạn giới thiệu sang cho 1 anh Diên (SGS holder 2008). Sau này, trong quá trình làm hồ sơ, phỏng vấn, thi ở Swiss Embassy, tôi đã nhận được nhiều góp ý từ 2 người này .Bên cạnh xin học bổng chính phủ, các bạn cũng đừng quên apply các học bổng trường vì hầu như các trường ở Switzerland đều có học bổng hay Finacial Aid.

    Cũng như vậy, các học bổng mà tôi apply, tôi đều cố gắng liên hệ với các anh chị, các bạn và họ cũng đã bị tôi làm phiền khá nhiều . Những gì mà tôi đạt được cũng phải cám ơn công lao của họ rất nhiều

    3.Kinh nghiệm contact với trường và xin letter of contact

    Chọn trường: Đối với Thụy Sỹ, các bạn có thể chọn 1 trong 12 trường đại học (xem trong guidelines), mỗi trường sẽ có 1 deadline khác nhau và có những yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn, khi tôi chọn ETH Zurich thì trường này chỉ yêu cầu IELTS 6.0 nhưng phải nộp điểm GRE.

    Khi nộp hồ sơ lên Swiss Embassy các bạn không cần phải nộp điểm tiếng Anh hoặc các bạn có thể bổ sung trong ngày thi ngoại ngữ tại Swiss Embassy (khoảng 2 tháng sau deadline). Việc quan trọng là bạn phải nộp 1 thư từ advisor/ coordinator (đối với Master) hoặc từ professor (đối với Resaerch Fellowship) tạm gọi là “letter of contact”. Loại letter này thì giống như nomination letter của HSP, tuy nhiên không theo form như vậy. Theo cá nhân tôi đánh giá, nội dung của letter of contact sẽ là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định đến hồ sơ của bạn. Trong thư này, về cơ bản, phải thể hiện được bạn sẽ được nhận vào học ở trường (khi đó vẫn chưa có admission của trường). Đối với trường hợp của tôi, từ cuối tháng 8, đã contact với trường. Mục đích của tôi là tìm giáo sư để lấy letter of contact cũng như sẽ support cho học bổng Excellence Scholarship & Opportunity Programme sau này. Tuy nhiên, mọi thứ không như tôi mong muốn và may mắn khác đã đến với tôi khi tôi gặp được 1 bà advisor (giúp tôi từ đầu đến cuối, từ viết letter cho học bổng chính phủ, giúp tôi liên hệ với giáo sư, giúp tôi có interview với giáo sư, support cho tôi để lấy admission từ trường – lúc đó tôi vẫn chưa có GRE (GRE là điều kiện bắt buộc để có admission), khi tôi xin học bổng trường, tìm part-time jobs ở bên kia khi tôi bị vào danh sách RL…)

    Một tips mà bà advisor đã nói với tôi là ngoài thư của bà ấy, nếu tôi xin được letter từ giáo sư thì hồ sơ của tôi sẽ mạnh hơn rất nhiều (Tôi đã không lấy được letter của giáo sư vì ông quá bận còn deadline thì quá sớm, nhưng các bạn apply năm sau cũng nên chú ý đến yếu tố này). Letter of contact mà tôi nhận được theo đánh giá của nhiều người, và advisor là very nice (quả thật là thế ).

    4.Kinh nghiệm xin giấy khám sức khỏe
    Loại giấy này chỉ mang tính chất thủ tục. Theo như đợt trước tôi tìm hiểu, thì các bạn có thể đến các bệnh viện như Bạch Mai, Xanh Pôn thì mất khoảng 2 ngày là có. Tuy nhiên, các bạn có thể “MUA” giấy khám sức khỏe ở các trung tâm y tế nào đó, xin họ ký tên, đóng dấu 1 phát là xong. Tôi thì mua ở 50C Hàng Bài, mỗi tờ 100k, 3 tờ 300k, chỉ mất 30 phút là xong. Lúc tôi vào thi tôi cũng hỏi là:”cháu cần xét nghiệm và khám những gì ạ?” Cô ý tá: “Ôi dào, khỏe mạnh phong độ thế này thì kiểu gì mà chả đủ sức khỏe du học” he he he. Các bạn nhớ in màu nhé, cho nó đẹp và lịch sự.

    5. Personal Statement,CV & LOR
    Trong những thứ cần chuẩn bị cho hồ sơ thì LOR, Personal Statement,CV đã đươc đề cập đến rất nhiều trong các diễn đàn du học nên tôi cũng không nhắc lại nhiều ở đây.
    -Với Personal Statement: phải viết 2 pages nên cũng không nên quá dàn trải, kể lể nhưng phải thực sự thể hiện rõ mục đích và cảm động nhé . Sau khi viết xong, các bạn cũng nên nhờ các tiền bối hoặc cao thủ tiếng anh sửa bài giùm. Như Personal Statement của tôi đã được xào nấu bởi rất nhiều người từ chị Chi, anh Ninh, bạn Kim Hương, Hương iBT, em Triết Singpore, Duyên & Hiếu (VEF)… he he
    -LOR: tôi xin 3 LORs
    -CV: Phần ranking: không bắt buộc và có thể không quan trọng, nhưng nếu các bạn có ranking cao thì cũng nên đưa vào. Ngoài ra, cũng nên nhấn mạnh các hoạt động ngoại khóa, từ thiện, tình nguyện…

    6.Kinh nghiệm phỏng vấn ở Swiss Embassy

    Qúa trình thi tiếng ở Swiss Embassy sẽ diễn ra khoảng sau 2 tháng kể từ deadline. Theo bản thân tôi, cả SGS holder 2005, 2008 đánh giá thì kỳ thi này không quá khó. Kỳ thi diễn ra trong khoảng 75 phút (60 mins: written test, 15mins: interview). Đề thi khá giống với phong các thi đại học khối D (chia động từ theo thì, điền từ vưng, đọc hiểu, viết lại câu và viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 1 page). Tôi đã được chị Chi (SGS holder 2005) chỉ bảo rất tận tình nên chỉ ôn trong các cuốn sách ôn thi đại học. Tuy nhiên, với các bạn có kiến thức vững thì không có gì phải lo cả. Phần writing thì khá buồn cười, nhìn vào 1 bức tranh và mô tả lại (Những ai học IELTS sẽ có lợi thế hơn chăng? )

    Phần interview: những câu hỏi cũng khá quen thuộc. Tôi thì hơi bất ngờ vì mở màn đã bắt nói ngay về motivation . Tuy nhiên, phần này tôi nói tốt, hơn rất nhiều so với phần written test

    Các bạn có thể tham khảo một số câu hỏi mà tôi cũng như bạn tôi đã từng được hỏi như: lý do tại sao đi học, lý do tại sao chọn trường, chọn Thụy sỹ, dự định sau khi học xong (nhớ là phải trở về nhé ^^), hiểu biết về Thụy Sỹ, hiểu biết về trường, có quen ai ở Thụy Sỹ không, lý do quen biết, cách xoay xở của mình khi sống ở 1 nước mà có đến 4 thứ tiếng, quan hệ với đồng nghiệp hiện tại, với thầy cô dạy ở trường đại học, kinh nghiệm làm việc quốc tế…Rồi mình cũng hỏi lại người ta như kiểu nói chuyện với 1 người bạn mới quen: hỏi về thành phố mà họ sống, gia đình, sống ở Việt nam thế nào, rồi so sánh Việt Nam và Thụy Sỹ…

    Phong cách: Tự nhiên, tự tin và thể hiện rõ motivation, trả lời lưu loát, cái gì không hiểu thì cứ hỏi lại thoải mái và phải thể hiện là mình sẽ hoàn toàn toàn sống sót ở Thụy Sỹ và hoàn toàn xứng đáng với học bổng này.
     

Share This Page