5 ĐIỀU MÀ NẾU KHÔNG DU HỌC, CÓ LẼ MÌNH ĐÃ KHÔNG BIẾT

Discussion in 'New Zealand' started by tanbui, Jul 28, 2021.

  1. tanbui

    tanbui Member

    Joined:
    Aug 9, 2019
    Messages:
    10
    Likes Received:
    2
    Trophy Points:
    0
    Gender:
    Male
    Hế nhô mọi người, lại là Ton đây [​IMG] Hôm nay Ton muốn cùng các bạn chia sẻ một trải nghiệm ít người có được - đi du học. Đi du học thật sự là một trải nghiệm đáng quý, đầy niềm vui và cũng không thiếu... nước mắt. Những gì du học thay đổi mình thì có rất nhiều, nhưng mãi tới khi về Việt Nam mình mới nhận ra được. Mình hy vọng các bạn sẽ học được chút gì đó từ nền văn hóa khác qua bài viết dưới đây nhé ^^
    1. "TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI"
    Mình từng du học ở Pháp một năm, và câu "Tự do, bình đẳng, bác ái" (Liberté, égalité, fraternité) là khẩu hiệu của đất nước này.
    • Tự do: Mình có quyền tự do sống một cuộc đời mình muốn, tự do đưa ra những quyết định, tự do nói lên ý kiến của mình. Mình có được khả năng tự chủ bản thân, nhưng đồng thời cũng phải chấp nhận mọi rủi ro và hậu quả của nó - Được đưa ra quyết định của bản thân, và tự chịu trách nhiệm với quyết định đó, không đổ lỗi cho người khác.
    • Bình đẳng: Việc tự đánh giá mình cao hơn và xem thường người khác là một hành động rất dễ hình thành ở một người. Đi du học giúp mình nhận ra, ai cũng có sở trường và sở yếu riêng, vậy nên bạn không thể và cũng không được đánh giá thấp một ai chỉ vì người ta yếu hơn bạn ở một mảng gì đó. Tôn trọng sự khác biệt là nến móng của những mối quan hệ lành mạnh, mặc cho phong cách ăn mặc, giới tính, tôn giáo, màu da,...
    • Bác ái: Học cách đối nhân xử thế không khó như bạn nghĩ đâu. Một mối quan hệ lành mạnh sẽ tới từ những cố gắng trong việc cải thiện hành vi của bạn. Ghi nhớ nè: Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn, "Đừng làm cho người khác những gì bạn không muốn nhận cho mình".
    2. "THAY ĐỔI HOẶC LÀ CHỚT"
    "Vòng an toàn" chắc hẳn là một khái niệm không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ gen Z rồi phải khum. Hiểu đơn giản, vòng an toàn là những điều mà bạn đã quen với nó, cảm thấy thoải mái với nó. Ai cũng cần một vòng an toàn thôi, vì cơ thể con người được "lập trình sẵn" là từ chối và sợ hãi trước những điều mới và sự thay đổi mà nó chưa quen. Thế nhưng, vòng an toàn sẽ cản bước của bạn khi bạn quá lệ thuộc vào nó mà không dám bước chân ra một lần.
    Mình và một người bạn đã từng đi du lịch dịp Noel tới 1 thành phố nhỏ là Nancy. Xe buýt dừng lại nửa đêm ở một đồi núi khỉ ho cò gáy, và hai đứa mình phải lặn lội đi tìm nơi trú chân trong lúc mưa, gió và tuyết rơi sấp mặt. Đợt đó đang rộ lên khủng bố rồi bắt cóc người châu Á,... tới giờ thấy mình may mắn biết mấy khi an toàn ở trong bãi đỗ xe gần đó suốt 5 tiếng đồng hồ.
    Mình cũng từng một thân 1 valise đi từ Lyon (Pháp) lên Bruxelles (Bỉ), sương sương 700km di chuyển bằng xe buýt trong 12 tiếng thôi hà (đi lâu mệt muốn xỉu). Giờ đây, mình có thể tự tin làm rất nhiều thứ một mình: Đi du lịch, đi ăn, học ở thư viện, đi mua sách,... Và điều quan trọng nhất là tiếp thu một kiến thức mới như xem phim tài liệu hay làm quen với sự thay đổi chóng mặt từ khoa học kỹ thuật.
    Rất nhiều bạn gen Z từ chối một thứ mới vì cho rằng nó quá phức tạp và nhảm nhí, như hệ sinh thái Google, mạng xã hội mới Tiktok,... nhưng nó lại là cơ hội và một phần bắt buộc cho công việc tương lai của các bạn.
    Khi xã hội thay đổi, nếu bạn không thay đổi theo, thì bạn sẽ "chớt".
    3. BẠN KHÔNG NGÂU KHI HỎI, BẠN NGÂU KHI KHÔNG BIẾT MÀ KHÔNG HỎI
    Có một điều rất khác trong văn hóa của phương Tây so với phương Đông là việc hỏi. Với Đông Lào chúng mình, các bạn đều thấm nhuần câu nói "tốt khoe xấu che", nên việc để lộ rằng bản thân không biết là một điều rất đáng xấu hổ.
    Tuy nhiên, vào những ngày đầu mình đi học ở Pháp thì mình đã ngạc nhiên khi sinh viên luôn chủ động đặt câu hỏi với giảng viên bất kể khi nào, và không một ai cười hay tỏ thái độ gì dù câu hỏi đó "có dễ" tới đâu.
    Còn ở Đông Lào thì cái này còn ít, đơn giản nhất là rất ít sinh viên dám tự tin hỏi lại giảng viên những điều không hiểu.
    Nhớ nè, những gì bạn biết chưa chắc người khác đã biết, ngược lại có những cái bạn khum biết nhưng người khác lại rất rành. Chúng mình cần học được thái độ cầu tiến của người ta, đừng ngại khi nói mình không biết và bày tỏ mong muốn nghe họ chỉ dạy nhé.
    Không biết mà không hỏi, bạn có thể giữ cái sĩ diện, nhưng bạn sẽ mãi không biết được điều mà người khác biết.
    4. TỰ HỌC & TỰ LẬP
    Tự học là kỹ năng còn thiếu siêu nhiều ở sinh viên Đông Lào luôn. Hồi xưa mình cũng không biết tự học, không biết "mở não" như thế nào để hiểu sâu và tự giải đáp những thắc mắc. Thế nhưng đi du học một năm zìa, chuyện research, học nhóm, tìm sách thư viện các kiểu là quá quen thuộc với mình luôn.
    Tự học là một quá trình và bạn cần thử để tìm được cách học phù hợp nhất với bản thân. Mình sẽ để link bài blog mình nói về tự học để bạn tham khảo thêm nhen [​IMG]
    5. Ở ĐÂU RỒI CŨNG CÓ XẤU CÓ TỐT THÔI
    Rất nhiều người cho rằng xứ Tây tốt hơn xứ ta, xứ Tây có này còn ta khum có,... thực ra thì không hẳn vậy đâu, vì nơi đâu cũng không thể có hết mọi thứ trên đời được.
    Chẳng hạn như ở Đông Lào rất nhiều người không thích nền chính trị và chính phủ? Ở Pháp cũng vậy bạn ei. Ở Đông Lào nhiều người tọc mạch phán xét bạn? Ở Pháp không thiếu đâu bạn ei.
    Đặc biệt, người con Đông Lào thức dậy luôn tự hỏi "sáng nay ăn gì" như tui không thể chấp nhận được việc buổi sáng chỉ có 2 option là ngũ cốc sữa và bánh mì (baguette)/ bánh ngọt đâu :(((
    Mỗi nơi đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, vậy nên chúng mình tốt hơn hết là học hỏi những ưu điểm, và hạn chế những nhược điểm của môi trường sống nhen [​IMG]
    Hy vọng rằng bạn sẽ thấy được chút không khí học tập nơi đất khách quê nhà của mình, và ngược lại mình cũng sẽ "nếm" được những trải nghiệm mà bạn có nha [​IMG]
    Hơi tiếc là học ngu quá nên phải về chứ nếu được ở lại thì chắc còn học được nhiều hơn [​IMG]

    Tâm sự của bạn Tran Ton
     

Share This Page