Menu

Du học sinh Úc đi chợ thế nào để tiết kiệm

Năm 2023, đối mặt với tình hình lạm phát nên giá cả các loại thực phẩm liên tục tăng nên du học sinh Việt tại đây phải tự lên cho mình kế hoạch chi tiêu phù hợp để cân đối thu chi. Vậy các bạn đã đi chợ thế nào để tiết kiệm chi phí khi du học Úc

Du học sinh Việt đi chợ thế nào để tiết kiệm

Tình hình chung của du học sinh Việt 2023

Vũ Lan - 24 tuổi, du học sinh tại trường đại học La trobe cho biết hiện tại giá rau còn đắt hơn cả thịt. Cuối năm 2022 các mặt hàng có tăng nhưng không đáng kể, nhưng từ năm 2023 nhiều thực phẩm và đồ uống đã tăng lên đến 20 - 30% khiến cuộc sống bị ảnh hưởng khá nhiều. Các mặt hàng như chuối, khoai tây ở Việt Nam giá rẻ như bèo, thậm chí ở quê mình họ còn cho nhau thì gần đây sản phẩm này bị "cháy" bên Úc.

Tương tự như Vũ Lan là trường hợp của bạn Hồng Hạnh - sinh viên năm 3 trường đại học Tây Sydney. Mình và người yêu sống gần nhau nên thường tổ chức ăn chung để tiết kiệm chi phí. Tiền ăn lúc đầu chỉ khoảng 250AUD/ người/ tháng sau đó tăng dần lên 500AUD và bây giờ là 800AUD/ tháng. Mình phải cắt giảm tối đa các món liên quan đến rau và tăng thịt, hoa quả hay các loại chất xơ được xay nhuyễn và đóng hộp

Giải đáp bài toán đi chợ cho du học sinh 2023

Để tiết kiệm tiền khi mua sắm và đối phó với thời điểm lạm phát tăng cao, du học sinh Úc có thể áp dụng một số chiến lược sau đây khi đi chợ:

  1. Tìm kiếm các ưu đãi và giảm giá: Bạn có thể tìm kiếm các ưu đãi và giảm giá của cửa hàng hoặc nhà bán lẻ để mua các sản phẩm với giá rẻ hơn. Bạn cũng nên theo dõi các chương trình khuyến mãi hoặc voucher giảm giá từ các cửa hàng trực tuyến.

  2. Chọn sản phẩm thời vụ và sản phẩm giảm giá: Bạn có thể chọn các sản phẩm thời vụ hoặc các sản phẩm được giảm giá để tiết kiệm tiền. Ví dụ, thay vì mua rau tươi, bạn có thể mua rau đóng hộp hoặc đông lạnh với giá rẻ hơn. Bạn cũng có thể tìm kiếm các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng giá cả phải chăng như gạo, đậu, khoai tây,...

  3. Mua sắm tại các cửa hàng giá rẻ: Bạn có thể tìm kiếm các cửa hàng giá rẻ hoặc siêu thị để mua sắm với giá cả phải chăng hơn. Bạn cũng nên tìm kiếm các cửa hàng bán buôn hoặc bán sỉ để mua các sản phẩm với giá sỉ.

  4. Tự trồng rau: Nếu bạn có sân vườn hoặc không gian trống, bạn có thể tự trồng rau để tiết kiệm tiền và có những sản phẩm tươi ngon và an toàn.

  5. Sử dụng các ứng dụng tiết kiệm tiền: Bạn có thể sử dụng các ứng dụng tiết kiệm tiền như Cashrewards hoặc Shopback để nhận lại tiền hoặc điểm thưởng khi mua sắm trực tuyến.

  6. So sánh giá: Bạn nên so sánh giá của các sản phẩm tại các cửa hàng khác nhau để tìm ra nơi bán với giá cả hợp lý nhất. Các trang web so sánh giá như Google Shopping hoặc Price Hipster có thể giúp bạn so sánh giá các sản phẩm.

Cân đối và tính toán cẩn thận trước khi đi chợ

Trong khi đó, sống theo chế độ "All in beef" bạn Phương Linh trường Griffith College thực sự cảm thấy khó khăn. Từ khi sang Úc du học mình đã kiếm ngay cho mình một chú cún nhỏ theo trend "người yêu không có nhưng chó phải có 1 em". Giờ đây khi giá thịt cá tăng giá, có khi phải lên đến 30% thì khẩu phần ăn của cả 2 bị ảnh hưởng rất nhiều. Mình phải lựa chọn nhiều khu chợ mặc dù thời gian đi tàu mất khá nhiều thời gian; thường là chợ Châu Á để chi phí rẻ hơn một chút. Mình ưu tiên lựa chọn các món rẻ hơn và chia đều thành các bữa nhỏ để dùng dần. Không biết sắp tới nuôi được bạn cún không nữa. Linh buồn bã chia sẻ!

Tăng thu nhập bản thân

Hiện nay chính phủ Úc nới lỏng quy định về thời gian làm thêm đối với du học sinh quốc tế. Chính vì vậy, để đối phó với tình hình giá cả leo thang như hiện nay, các bạn du học sinh Việt lên kế hoạch thời gian để tăng thu nhập bằng cách làm thêm ngoài giờ.

Loan Vũ cho biết từ cuối năm 2022 cô làm việc bán thời gian 33 giờ/ tuần. Một tuần đi làm 3 ngày cùng kết hợp nhận các công việc thời vụ để tăng thu nhập của chính mình. Bên cạnh việc tăng thu thì giảm chi là điều cần thiết. Cô hạn chế mua các đồ không cần thiết, giảm tối đa các hoạt động vui chơi, du lịch, ăn uống ở ngoài nên không gặp khó khăn trong việc kiểm soát tài chính bản thân

"Mình đã phải tăng thời gian làm thêm từ 20 giờ/ tuần thành 30 giờ/ tuần để không phải xin tiền từ gia đình quá nhiều. Ngoài việc làm thêm, mình làm các công việc liên quan đến trợ giảng hoặc nghiên cứu sinh nên dù gia cả có tăng nhưng thỉnh thoảng mình vẫn dư được chút ít" Lan Anh - sinh viên trường Đại học Deakin - Melbourne, Australia chia sẻ

Mạnh Hùng cho biết công việc làm thêm 20 giờ/ tuần không đủ để trang trải chi phí hàng ngày. Hiện tại cậu vẫn cần sự giúp đỡ từ gia đình cho các khoản chi phí khác vì làm thêm chỉ đủ đóng tiền nhà. Hùng cho biết, thời gian tới sẽ bán hàng online để có thêm đồng ra đồng vào cho các hoạt động của bản thân

Tin bài khác

Đóng tìm kiếm