Menu

Các thuật ngữ du học thông dụng – du học sinh nào cũng cần biết

Các bạn du học sinh có thể sẽ gặp phải khó khăn khi bắt đầu những buổi đầu tiên đến trường. Nhất là khi các bạn gặp phải những thuật ngữ du học chuyên ngành nhưng thường hay được sử dụng. Sau đây là một số thuật ngữ du học mà bạn nên biết

Những thuật ngữ du học mà bạn nên biết
Những thuật ngữ du học mà bạn nên biết

 

 1. Những thuật ngữ du học về các ngành/môn học

- Major: chuyên ngành chính. Nói cách khác, đây chính là chuyên ngành đại học của bạn và dự định làm việc của bạn sau khi tốt nghiệp.

- Minor: chuyên ngành phụ. Các trường yêu cầu du học sinh phải lên lớp ít đối với các môn thuộc chuyên ngành phụ. Thực tế, nhiều sinh viên đã chọn chuyên ngành phụ để đào sâu chuyên ngành chính.

- 101: Là khóa học căn bản nhằm giới thiệu một khóa học cụ thể nào đó. Ví dụ lớp 101 Design là lớp Cơ bản thiết kế – lớp đầu tiên phải học cho chương trình Thiết Kế

- Academic year: Là một niên học ở các trường Cao đẳng, Đại học. Một niên học có - ACT USA

- American College Test: Thuật ngữ bài kiểm tra đầu vào đạt chuẩn Đại học của Chương trình kiểm tra cao đẳng Hoa Kỳ. Bài kiểm tra trắc nghiệm bao gồm các môn: Anh, Toán, Đọc và Khoa học (hoặc có cả bài kiểm tra viết luận). 

- Assistantship: Là chương trình học bổng được tài trợ bởi tổ chức mà bạn trực tiếp nộp đơn xin ở bậc Tiến sĩ, thường nằm trong hai lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật.

- National Student Survey: Thuật ngữ nghiên cứu sinh viên toàn quốc, đây là nghiên cứu dành cho sinh viên năm cuối bậc Cử nhân để đưa nhận xét về các vấn đề giảng dạy, tổ chức và quản lý cũng như mức độ hài lòng về đời sống sinh viên của họ ở bậc Đại học. 

- Elective: Lớp tuỳ chọn, du học sinh được chọn từ 1-2 lớp tuỳ theo danh sách trường đề ra. Các chuyên ngành khác nhau sẽ có những danh sách các lớp tùy chọn khác nhau. Ví dụ để tốt nghiệp, đa số học sinh đều phải có tín chỉ Thể dục, trường sẽ cho bạn tuỳ chọn giữa các bộ môn như Yoga, Karate, Bóng bàn,…

- Credit hour: Số giờ được chỉ định cho một lớp cụ thể. Mỗi tuần bạn phải ở lớp đúng số giờ quy định, số tín chỉ bạn đăng ký sẽ xác định bạn là sinh viên toàn thời gian hay sinh viên bán thời gian.

2. Những thuật ngữ du học thuộc hạng mục đánh giá, kiểm tra và hỗ trợ dành cho việc học

- Distance learning/Online classes: Bọc từ xa mà không cần có mặt tại lớp hay trong khuôn viên trường. Thầy cô sẽ giao bài tập online, tuy nhiên, khi làm bài kiểm tra bạn thường được yêu cầu đến Trung tâm khảo thí ở trường để thi.

- Assignment: Bài tập được giáo viên giao cho sau mỗi buổi học cố định.

- Mid-term: Bài kiểm tra giữa học kì.

- Final examination: Hay thường gọi tắt là “final”, bài kiểm tra cuối học kì, quyết định kết quả cả năm học.

- Term paper: Bài luận văn nghiên cứu cuối học kỳ. Lưu ý, không phải lớp nào cũng được làm bài luận văn. Thực tế, các lớp cao học thường có nhiều bài tiểu luận hơn so với bậc cử nhân.

- Essay: Bài luận là một bài tóm lược ngắn và có tính thực tế cao, nhằm diễn tả, sàng lọc và chứng minh hay phân tích một đề tài nào đó. Các bạn du học sinh thường phải viết bài luận vì đây là hình thức đánh giá kết quả học tập của bạn

- General education classes: Đây là thuật ngữ cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về một loạt các chủ đề, học viên thường phải học các lớp này để tốt nghiệp. 

- ESL/EFL classes: (English as Second Language/English as a Foreign Language): khóa tiếng anh dự bị, nhằm đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của trường. Các bạn du học sinh sở hữu điểm TOEFL iBT, SAT, IELTS, GRE, GMAT,… cao và đáp ứng mức tiêu chuẩn của trường sẽ không phải tham dự khóa học này.

- Syllabus: Giáo trình của một môn học do nhà trường, hội đồng thi, giáo viên quyết định. Trong này sẽ liệt kê đầy đủ thi trong kỳ, hạn nộp bài tập và dự án lớn. Ngoài ra còn kèm theo một số thông tin khác như sách giáo khoa sẽ dùng, các quy định trong lớp học,…

- Advisor: Cố vấn viên tại trường học, người này được chỉ định bởi trường Cao đẳng hoặc Đại học của bạn. Cố vấn viên có thể giúp bạn chọn lớp học và đảm bảo bạn đang học đúng khóa học để tốt nghiệp. 

3. Những thuật ngữ du học liên quan đến kết quả học 

- GPA (Grade Point Average): Điểm trung bình trên thang điểm từ 1 đến 4. Có 2 hệ thống chấm điểm phân loại cơ bản: hệ thống số và chữ cái. Đa số các trường đại học sử dụng cả hai hệ thống trên.

- Fail (F): Trượt môn môn (thường ở mức dưới 60 điểm trên thang điểm 100 và trên thang điểm 4.0 tương ứng với 0.0).

- Incomplete (I): Nếu vì một lý do chính đáng nào đó bạn không thể hoàn tất được khóa học và được nhà trường chấp nhận, thì trên sổ điểm của bạn sẽ ghi “I” (Incomplete) cho đến khi hết thời gian gia hạn (Mỗi trường có thời gian gia hạn khác nhau, bạn cần trao đổi với giáo sư để biết thêm chi tiết)

- Withdrawal (W): Rút khỏi lớp. Nếu như bạn đang bị đuổi trong một lớp và nghĩ mình sẽ không thể qua môn đó, bạn có thể làm đơn rút ra khỏi lớp. Thực tế, mỗi trường sẽ có quy định khác nhau về việc có ghi nhận “W” trên bảng điểm của bạn không. Tuy nhiên, đa số trường trong khoảng thời gian “ân xá” này cho phép bạn nộp đơn rút khỏi lớp mà không bị ghi “W” vào bảng điểm. 

- Graduate Certificate: Chứng chỉ tốt nghiệp dành cho những ai đã đạt được những yêu cầu của khóa học Cử nhân và có đủ kỹ năng cho môi trường làm việc trong tương lai.

>> Có thể bạn muốn biết: 
Du học New Zealand nên học ngành gì
Du học Mỹ cần bao nhiêu tiền
Du học nghề Úc có những ngành nào
Du học Canada bao nhiêu tiền
Du học Mỹ ngành y tá

Tin bài khác

Đóng tìm kiếm