Bảo hiểm và phúc lợi khi du học New Zealand
Hiểu các thông tin về phúc lợi xã hội và mua bảo hiểm là điều kiện bắt buộc nếu muốn du học New Zealand, nhằm giúp sinh viên bảo vệ sức khỏe và tài sản trong khoảng thời gian du học, giảm các chi phí khám chữa bệnh xuống mức tối thiểu. Trên thực tế không phải ai cũng hiểu hết về bảo hiểm và phúc lợi khi du học NewZealand, vậy nên trong bài viết ApplyZones sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này
Nổi tiếng là một đất nước hòa bình và đáng sống bậc nhất trên thế giới, nên trong những năm gần đây không ít các bạn trẻ Việt Nam đã lựa chọn New Zealand làm điểm đến du học. Tuy có sự khác biệt so với hệ thống giáo dục Việt Nam về cấp học (Giáo dục phổ thông gồm 13 lớp) xong các cơ sở giáo dục tại đây đều thỏa mãn tiêu chuẩn cực kỳ cao về chất lượng và đã được kiểm định từ những tổ chức giáo dục quốc tế. Bên cạnh đó, học tập tại đây sinh viên quốc tế còn có nhiều cơ hội giành những suất học bổng giá trị, ưu đãi về visa cũng như được cung cấp phúc lợi thuộc hạng tốt nhất trên thế giới
Bảo hiểm khi du học New Zealand
Thông tin quan trọng đầu tiên trong bài viết bảo hiểm và phúc lợi khi du học New Zealand mà chúng mình muốn giới thiệu đến bạn chính là các loại bảo hiểm phổ biến tại New Zealand dành cho du học sinh:
Bảo hiểm du học
Bảo hiểm du học New Zealand là một trong những yêu cầu bắt buộc để hoàn thành thủ tục xin visa. Mức bảo hiểm sẽ tùy thuộc vào đơn vị và gói mà bạn tham gia thông thường sẽ bao gồm tất cả chi phí nha khoa, y tế, các bệnh đặc biệt và chi phí bệnh viện. Và tất nhiên hợp đồng bảo hiểm du học này sẽ được kiểm tra bởi trường của bạn theo học để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu chính xác.
Bảo hiểm nhà ở và tài sản
Đây là loại bảo hiểm sẽ bảo vệ ngôi nhà bạn sinh sống và tài sản trong nhà của bạn bao gồm như đồ nội thất, quần áo, trang thiết bị, đồ trang sức… Với những du học sinh ở New Zealand theo hình thức thuê nhà, sẽ không cần phải lo lắng về việc bảo hiểm nhà vì đây là trách nhiệm của chủ nhà. Tuy nhiên, bảo hiểm tài sản cá nhân sẽ rất hữu ích với bạn có những tài sản có giá trị mà sẽ rất khó để thay thế nếu bị mất hoặc bị đánh cắp. Tùy vào hợp đồng bạn đăng ký, giới hạn đối với số tiền bạn có thể yêu cầu bồi thường trong trường có điều bất trắc xảy ra sẽ không giống nhau.
Bảo hiểm du lịch và y tế New Zealand
Du học sinh phải có bảo hiểm y tế và du lịch phù hợp ngay từ ngày bạn lên đường tới New Zealand cho tới ngày bạn trở lại quê nhà. Lưu ý đối với loại bảo hiểm này, hợp đồng tham gia cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt cụ thể trong Quy chế Hành nghề đối với việc Chăm sóc Hỗ trợ cho Sinh viên Du học.
Ngoài bảo hiểm du học, tài sản và bảo hiểm du học, Accident Compensation Corporation còn cung cấp bảo hiểm tai nạn áp dụng cho mọi công dân và khách tạm thời tới New Zealand trong đó bao gồm cả du học sinh. Để biết thêm thông tin chi tiết về loại bảo hiểm này bạn có thể truy cập vào trang web của ACC tại acc.co.nz
Du học sinh nhận được phúc lợi gì khi du học New Zealand?
New Zealand là quốc gia đầu tiên trên toàn cầu đưa vào luật Quy chế bảo trợ và chăm sóc sinh viên quốc tế, trong đó nêu rõ các tiêu chuẩn mà các trường New Zealand phải tuân theo, bất kể bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường khi trường có sinh viên quốc tế theo học. Quy chế này cũng nêu rõ các quyền lợi mà sinh viên quốc tế được hưởng trong suốt thời gian du học tại New Zealand và thông tin liên lạc với các cơ quan hữu quan trong những trường hợp du học sinh không hài lòng với chất lượng và sự an toàn của mình.
Riêng với những du học sinh dưới 18 tuổi theo luật pháp của New Zealand sẽ không được gọi là người trưởng thành. Lúc này, học sinh sẽ phải tuân thủ các chính sách, quy trình đặc biệt về nơi ở, hỗ trợ và giám sát của các trường học. Chính sách này đưa ra nhằm để đảm bảo rằng học sinh được hưởng phúc lợi của bản thân. Ngoài ra, học sinh sẽ sẽ được giới thiệu với chuyên gia tư vấn trong tuần định hướng và phải dự các cuộc họp theo lịch với chuyên gia này cho tới khi học sinh đủ 18 tuổi.
Hỗ trợ nơi ở cho du học sinh New Zealand
Thay vì chỉ có 3 hình thức nhà ở phổ biến như Anh, Canada… thì tại New Zealand lại có tới 5 hình thức nhà ở. Trong đó hình thức ở tại ký túc xá của trường được lựa chọn nhiều nhất bởi tiết kiệm chi phí và có mức độ an toàn cao. Trung bình chỉ ở kí túc xá giao động từ 150-160 NZD/ tuần con số này có thể sẽ cao hơn nếu bạn theo học ở những thành phố lớn như Auckland. Ngoài ra hình thức thuê căn hộ, homestay, nhà trọ và Unit cũng là những hình thức ở được các sinh viên từ năm hai trở lên ưa chuộng. Giá dịch vụ của các hình thức ở này có phần cao hơn so với kí túc xá, để tiết kiệm tối đa chi phí dịch vụ bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng và thỏa thuận rõ ràng với chủ nhà ngay từ đầu. Tại các trường New Zealand đều có dịch vụ hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm nhà ở, bạn có thể truy cập vào website chính thức của trường hoặc liên hệ với ApplyZones để được tư vấn chi tiết.
Dịch vụ ngân hàng cho sinh viên quốc tế
New Zealand có rất nhiều ngân hàng hỗ trợ dịch vụ mở thẻ cho sinh viên quốc tế, trong đó ngân hàng ANZ (Australia New Zealand Bank) hiện là ngân hàng lớn nhất và có nhiều hệ thống ATM ở New Zealand và Việt Nam nên bạn có thể tạo tài khoản trước một cách dễ dàng. Khác với các loại tài khoản khác, tài khoản ngân hàng dành cho sinh viên quốc tế ở New Zealand sẽ có một số đặc quyền như cho phép bạn cất giữ tiền tệ nếu muốn; không phải trả phí cho bất kỳ khoản giao dịch như mua sắm hay chuyển tiền nào… Lưu ý, giấy tờ bắt buộc để mở tài khoản ngân hàng bao gồm: giấy tờ chứng minh rằng bạn đang hoặc sẽ học tập chính quy tại trường, bằng chứng lưu trú ở New Zealand.
Dịch vụ giám hộ cho sinh viên quốc tế New Zealand
Là quốc gia có hệ thống giáo dục đạt chuẩn quốc tế cùng môi trường sống lý tưởng với tỉ lệ tội phạm thấp nhất thế giới nên New Zealand đã và đang trở thành điểm đến du học được nhiều bậc phụ huynh, học sinh lựa chọn. Tuy nhiên, những học sinh chưa đủ 18 tuổi thì cần phải có người giám hộ hợp pháp, theo quy định của chính phủ. Nếu như ở các quốc gia khác chỉ có dịch vụ giám hộ của người bản xứ hoặc người bản địa do giáo viên, hiệu trưởng, chủ nhà, người thân đứng ra làm giám hộ, thì tại New Zealand chương trình bố mẹ đi theo làm người giám hộ lại rất phổ biến. Visa giám hộ chỉ được cấp cho một phụ huynh hoặc người giám hộ hợp pháp tại một thời điểm. Nếu người giám hộ muốn đi cùng vợ chồng hay trẻ dưới 18 tuổi thì cần xin visa riêng cho những người đi theo cùng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bảo hiểm và phúc lợi khi du học New Zealand. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn và thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho ApplyZones để được tư vấn chi tiết.
>> Có thể bạn muốn biết:
Xin visa đi du học Úc mất bao lâu
Du học ở Úc
Đi du học Úc cần bao nhiêu tiền
Du học Úc không cần chứng minh tài chính
Du học Úc làm thêm
Tư vấn du học Úc