Tổng quan về hệ thống giáo dục Mỹ - Những ưu điểm nổi bật nhất
Hoa Kỳ luôn được coi là “thiên đường” của giáo dục quốc tế, là quốc gia có nền giáo dục đứng đầu thế giới và là nơi tọa lạc của nhiều trường đại học danh tiếng. Trước khi thực hiện hóa giấc mơ du học Mỹ của mình, các bạn hãy tìm hiểu thông tin về hệ thống giáo dục Mỹ để tìm cho mình lộ trình học tập tốt nhất nhé.
Tổng quan về hệ thống giáo dục Mỹ
Hệ thống giáo dục Mỹ được chia thành nhiều chương trình học. Cụ thể như sau:
Chương trình tiểu học và trung học
Chương trình phổ thông Mỹ kéo dài trong vòng 12 năm, tùy thuộc vào cách phân chia trường của từng khu vực, từng bang, thông thường là:
-
Bậc Tiểu học: kéo dài từ 5 - 6 năm, học sinh Mỹ bắt đầu vào học tiểu học khi được 6 tuổi.
-
Bậc Trung học: gồm 2 chương trình (trung học cơ sở, trung học).
Sau khi tốt nghiệp trung học, học sinh có thể học lên Đại học/Cao đẳng (hay còn gọi là giáo dục bậc cao).
Chính phủ Hoa Kỳ giao quyền tự quản về giáo dục cho các bang. Do đó, nền giáo dục không có chương trình phổ thông chuẩn quốc gia, tuy nhiên, chất lượng đào tạo tại các bang khác nhau của Mỹ khá đồng đều và được các bang công nhận.
Ở bậc phổ thông, chương trình và phương pháp đào tại Mỹ tuy có khác Việt Nam, nhưng về cơ bản vẫn là đào tạo các kiến thức về khoa học và xã hội cơ bản như: toán, lý, hóa, văn học, sử, địa, khoa học…
Bậc cao đẳng của hệ thống giáo dục Mỹ
Các trường Cao đẳng của Mỹ đào tạo đa ngành và các chương trình nghề, cụ thể:
-
Chứng chỉ nghề: 3 - 6 - 9 tháng
-
Bằng cao đẳng nghề: 1 - 2 năm
-
Bằng cao đẳng nâng cao: 1- 2 năm
-
Bằng cao đẳng chuyển tiếp lên đại học: 2 năm
Hệ thống giáo dục Mỹ bậc cao đẳng có 2 loại trường:
-
Community College: Trường cao đẳng công lập do nhà nước tài trợ về tài chính, do đó, chi phí học tập khá rẻ, dao động khoảng 5.000 - 14.000 USD/năm. Yêu cầu đầu vào của trường Cao đẳng thấp hơn so với các trường Đại học. Nhiều trường chấp nhận học sinh học hết lớp 11 tại Việt Nam.
-
College: Trường cao đẳng tư thục với mức học phí dao động 1.000 - 20.000 USD/năm tùy trường và tùy chuyên ngành học của học sinh.
Hệ thống giáo dục Mỹ bậc Đại học
Chương trình cử nhân là chương trình đầu tiên trong hệ thống giáo dục bậc cao ở Mỹ. Sinh viên sẽ mất khoảng 4 năm học để lấy bằng. Trong 2 năm học đầu tiên, bạn sẽ được học nhiều khóa cơ bản, nhằm tích lũy các kiến thức chung. Sau đó, sinh viên sẽ được chuyển sang học các môn chuyên ngành.
Lưu ý, sinh viên cũng có thể hoàn thành chương trình 2 năm đầu tại Cao đẳng cộng đồng trước khi chuyển tiếp lên chương trình Đại học. Sau đó sinh viên tiếp tục học thêm 2 năm để tốt nghiệp.
Đặc biệt, học viên có thể thay đổi ngành học bất cứ khi nào. Tuy nhiên, việc này đồng nghĩa với việc bạn phải đăng ký học nhiều môn hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.
Hệ thống giáo dục Mỹ bậc Đại học chia thành 6 loại chính, bao gồm:
-
Trường công lập
-
Trường tư lập
-
Trường Cao đẳng cộng đồng
-
Trường chuyên nghiệp
-
Viện công nghệ
-
Trường của nhà thờ
Chương trình sau Đại học - Thạc sĩ
Điều kiện chương trình học thạc sĩ là sinh viên phải tốt nghiệp đại học và có mong muốn học lên cao hơn. Đây là chương trình học cần thiết nếu bạn muốn làm những công việc liên quan đến vấn đề nghiên cứu chuyên sâu.
Lưu ý, chương trình cao học thường do các phòng ban của trường đại học quản lý riêng. Tất nhiên, điều kiện theo học chương trình cũng tương đối khắt khe - sinh viên phải đạt các bài kiểm tra đầu vào như LSAT, GRE, GMAT, MCAT.
Mỗi ngành học, mỗi trường lại có những yêu cầu khác nhau. Do đó, học viên cần phải tìm hiểu và đáp ứng các yêu cầu trên nếu có dự định du học Mỹ. Thời gian đào tạo của chương trình thạc sĩ tại Mỹ là từ 1 - 2 năm.
Trong thời gian này, bạn phải hoàn thành bài luận hoặc dự án thạc sĩ để có thể lấy bằng. Đặc biệt, bằng cấp thạc sĩ được cấp tại hệ thống giáo dục Mỹ sẽ được công nhận trên toàn thế giới.
Chương trình Tiến sĩ
Thông thường, để được học chương trình tiến sĩ, học viên phải hoàn thành chương trình thạc sĩ. Tuy nhiên, sinh viên tại Hoa Kỳ có thể học thẳng lên chương trình tiến sĩ mà bỏ qua chương trình thạc sĩ.
Thời gian đào tạo của chương trình tiến sĩ tại Mỹ sẽ kéo dài khoảng 3 năm. Một số du học sinh dành đến 5 - 6 năm để hoàn thành việc học của mình. Hầu hết du học sinh đều có học bổng từ nhà nước hoặc trường học.
Điểm khác biệt giữa hệ thống giáo dục Mỹ - Việt Nam
Có thể thấy, hệ thống giáo dục tại Mỹ và Việt Nam có những điểm khác biệt nhất định. ApplyZones sẽ liệt kê, so sánh dựa trên các tiêu chí như sau:
Thời gian giữa các bậc học
Tại Hoa Kỳ, thời gian học ở các bậc học là: Tiểu học (5 năm); THCS (3 năm); THPT (4 năm); Cao đẳng cộng đồng (2 năm); Đại học (4 năm); Thạc sĩ (2 năm); Tiến sĩ (ít nhất 4 năm).
Trong khi đó, thời gian học ở Việt Nam là: Tiểu học (5 năm); THCS (4 năm); Trung học phổ thông (3 năm); Cao đẳng (3 năm); Đại học (4 – 6 năm); Thạc sĩ (2 năm).
Chương trình đào tạo
Chương trình học ở Mỹ khuyến khích học sinh, sinh viên tư duy, phát triển cá nhân. Người học sẽ là người chủ động tham gia vào quá trình học tập, giảng viên chỉ hướng dẫn.
Còn ở Việt Nam, chương trình đào tạo được đánh giá khá áp lực với lượng kiến thức khổng lồ, mang tính lý thuyết. Người học thường bị rập khuôn máy móc, hơn là sáng tạo. Thành tích học tập tuy cao nhưng lại không có tính ứng dụng thực tế. Người học bị động theo lối thầy giảng trò nghe.
Chất lượng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục
Hoa Kỳ đầu tư mạnh tay cho hệ thống vật chất giáo dục với trang thiết bị, công nghệ hiện tại, tiên tiến. Tất cả đều phục vụ cho nhu cầu vừa học vừa thực hành của học sinh, sinh viên.
Trong khi đó, cơ sở vật chất tại Việt Nam chỉ dừng lại ở mức trung bình. Hầu hết các trường đều thiếu thiết bị thực hành hỗ trợ, người học chủ yếu học lý thuyết, sách vở.
Chi phí học tập
Tại Mỹ, bậc học từ Trung học trở xuống được miễn phí toàn bộ. Tuy nhiên, chi phí học các bậc Đại học, Cao đẳng, Thạc sĩ lại tương đối cao.
Trong khi đó, chi phí học tập tại Việt Nam tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu tính tổng chi phí trong suốt quá trình lại khá cao, có khá nhiều khoản phát sinh.
Khác biệt về mục tiêu giáo dục
Giáo dục của Mỹ hướng tới sự phát triển toàn diện của học sinh, đặc biệt chú trọng đến sự sáng tạo, tính cá nhân.
Tương tự Mỹ, mục tiêu giáo dục của Việt Nam cũng hướng đến sự phát triển toàn diện cho người học. Tuy nhiên, giáo dục nước ta có thiên hướng phát triển kiến thức, chú trọng vào điểm số và thành tích hơn là sự sáng tạo cá nhân.
Khác biệt rõ rệt về giá trị bằng cấp
Bằng cấp tại Mỹ có giá trị, chứng nhận trên phạm vi toàn thế giới. Còn ở Việt Nam, bằng cấp chỉ được công nhận ở phạm vi trong nước.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Tại Mỹ, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở với mức lương cao. Đặc biệt, nếu tốt nghiệp từ các trường Đại học danh tiếng, cơ hội việc làm và thu nhập còn lớn hơn rất nhiều.
Tại Việt Nam, sinh viên sau khi tốt nghiệp thường phải học thêm các khóa nghiệp vụ, sinh viên thường không thể tự đảm nhận công việc mà cần phải có thêm người hướng dẫn trong 1 thời gian.
Với những ưu điểm tuyệt vời kể trên, du học Mỹ luôn trở thành “vùng đất hứa” với nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam. Hãy liên hệ với ApplyZones để được tư vấn thêm về hệ thống giáo dục Mỹ cũng như các hỗ trợ đi kèm, giúp biến ước mơ của bạn trở thành hiện thực nhé!