Menu

Cơ hội việc làm sau khi du học Hà Lan

Đích đến của hầu hết sinh viên khi lựa chọn du học Hà Lan chính là cơ hội việc làm và định cư lâu dài tại quốc gia xinh đẹp này. Là điểm đến du học thu hút đông đảo sinh viên quốc tế trong những năm qua hãy cùng ApplyZones tìm hiểu xem những cơ hội việc làm sau khi du học Hà Lan mà học sinh sẽ nhận là gì nhé!

Cơ hội việc làm sau khi du học Hà Lan

Lợi thế phát triển sự nghiệp cho sinh viên du học Hà Lan

Trước khi biết đến là một điểm đến du học có cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp rộng mở, Hà Lan đã thu hút một số lượng sinh viên quốc tế bởi sở hữu gần như tất cả yếu tố mà du học sinh và phụ huynh đang tìm kiếm: học phí thấp, nền giáo dục chất lượng phát triển vượt bậc, đất nước an toàn...

Hệ thống giáo dục Hà Lan cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho sinh viên trong nước lẫn quốc tế. Không chỉ dừng lại ở việc mang lại môi trường học tập tốt, giáo dục Hà Lan còn chú trọng hướng tới những giá trị thực xa hơn, vậy nên chương trình đào tạo được thiết kế nhằm cung cấp các công cụ cần thiết để bắt đầu sự nghiệp tuyệt vời sau khi tốt nghiệp. Do đó, không có gì bất ngờ khi các cơ quan tuyển dụng quốc tế lớn hàng đầu thế luôn đánh giá cao tiềm năng của sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học Hà Lan, coi đây là nguồn nhân lực có kỹ năng và tương lai thành công cao.

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và sinh sống ở đất nước Hà Lan, ngoài kiến thức chuyên môn còn là cơ hội để sinh viên có thêm thời gian lựa chọn để đầu tư cho việc học ngôn ngữ cũng như trau dồi kỹ năng mềm, thực hành. Vậy nên tỉ lệ có việc làm của nhóm sinh viên này cũng rất cao bởi đối với các nhà tuyển dụng sức hút của sinh viên Hà Lan đến từ sự vững vàng về kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm linh hoạt, mối quan hệ rộng rãi trong mạng lưới nghề nghiệp cùng kinh nghiệm thực tế đã được thực hành tại chính các doanh nghiệp trong suốt thời gian học tập.

Cơ hội việc làm sau khi du học Hà Lan

Là đất nước có nền kinh tế phát triển ổn định với nhiều lĩnh vực mũi nhọn như: Logistic & Quản lý chuỗi cung ứng, Tâm lý, Du lịch – nhà hàng – khách sạn, Truyền thông, Công nghệ, Khoa học đời sống và nông nghiệp… Đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm sau khi du học Hà Lan là hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn các cơ hội việc làm tại các công ty quốc tế và đa quốc gia như: ING Group, Royal Dutch/Shell Group, Unilever, Phillips, và Heineken

Sau khi học xong đại học ở Hà Lan, sinh viên sẽ có rất nhiều lựa chọn: có thể ở lại và tiếp tục học hoặc bắt đầu một một công việc toàn thời gian thông qua việc tìm kiếm tại các hội chợ việc làm được tổ chức hàng năm tại các trường đại học hoặc chuyển tới một đất nước khác làm việc. Bởi như đã nói trên, sinh viên du học Hà Lan là những sinh viên có kinh nghiệm kỹ năng và cơ hội thành công trong tương lai cao, nên những sinh viên này sẽ luôn được các nhà tuyển dụng ở nhiều quốc gia săn đón. Mức lương trung bình hàng tháng sẽ dao động 1500-2200 EUR.

Tuy nhiên, nếu có mong muốn được làm việc và cống hiến cho sự phát triển của Hà Lan và các nước phát triển khác du học sinh vẫn cần có một lộ trình đúng đắn từ việc lựa chọn ngành học, lựa chọn trường như chọn nhóm công việc có nhu cầu tuyển dụng lao động cao tại Hà Lan, cũng như ở các quốc gia mà bạn dự định sẽ làm việc trong tương lai.

Đặc biệt hơn nữa, chính phủ và các trường đại học tại “xứ sở tulip” luôn tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên được thông báo đầy đủ về việc làm cũng như hỗ trợ tích cực cho sinh viên trong quá trình tìm kiếm việc làm phù hợp. Minh chứng là sinh viên được tự gia hạn visa thêm tới 1 năm để tìm việc. Trong thời gian này, du học sinh được tự do tiếp cận thị trường lao động của Hà Lan để tìm một công việc phù hợp. Khi có việc làm ổn định tại một công ty, cơ hội định cư lâu dài là rất cao. Ngoài ra, tại các trường cũng lập ra các Website của cựu sinh viên Hà Lan để cung cấp tất cả thông tin về cơ hội nghề nghiệp, văn hóa kinh doanh, tiền lương và những nội dung về việc làm thực tế khác. Tất cả những hỗ trợ này, sẽ là cơ hội việc làm sau khi du học Hà Lan mà sinh viên cần nắm chắc trong tay.

Một số lựa chọn dành cho sinh viên sau tốt nghiệp du học Hà Lan

Orientation Year permit

Orientation Year permit chính là một trong những chương trình cho phép du học sinh tìm công việc, kinh doanh riêng ( start- up). Phần lớn chương trình này sẽ được các bạn sinh viên tốt nghiệp từ một số trường cao đẳng hay đại học năm ngoài Hà Lan lựa chọn.

High- skilled Migrants trở thành người nhập cư tay nghề cao

Trong thời gian Orientation Year, sinh viên tìm kiếm được một công ty có đủ điều kiện bảo trợ cho người nhập cư tay nghề cao (High- skilled Migrants), bạn có thể nhận được mức lương tối thiểu của chương trình này khoảng 2200 EUR. Trở thành người nhập cư tay nghề cao sẽ rất có lợi cho du học sinh muốn ở lại sau thời hạn một năm được phép ở lại Hà Lan sau tốt nghiệp.

Thị thực khởi nghiệp và giấy phép

Với du học sinh thích khởi nghiệp, mong muốn mở công ty riêng hay không tìm kiếm được công ty đủ điều kiện bảo trợ trong thời gian Orientation Year, vẫn có thể kinh doanh, mở công ty tại Hà Lan bằng cách thông qua thị thực StartUp hay nộp hồ sơ xin phép khởi nghiệp. 

Tuy nhiên, ApplyZones nên cân nhắc kĩ đối với lựa chọn này, bởi điều kiện xin giấy phép kinh doanh tại Hà Lan khá khắt khe so với các quốc gia khác, chưa kể bạn sẽ cần chứng minh được công ty mình đem lại được giá trị cho nền kinh tế nước này.

Hướng dẫn cách tìm kiếm được công việc phù hợp tại Hà Lan

Thông thường, ngành học chính là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh sau này cũng như quyết định bạn có phù hợp với nhu cầu lao động của một vùng lãnh thổ nào đó hay không. Vì vậy, du học sinh cần quan tâm đến việc lựa chọn ngành học đầu tiên khi bắt đầu lên kế hoạch đi du học. Theo đó, sau khi hoàn thành chương trình du học, chính phủ Hà Lan cho phép sinh viên quốc tế ngoài Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) được phép ở lại làm việc một năm với tư cách là di dân có tay nghề cao. Khoảng thời gian này du học sinh có thể tìm kiếm việc làm hoặc khởi nghiệp kinh doanh mà không cần phải xin giấy phép lao động. Đây còn được gọi là năm định hướng và được tính từ thời điểm bạn được cấp bằng tốt nghiệp. Ngay khi giấy phép làm việc năm định hướng hết hạn và du học sinh cần phải tìm được việc làm để chuyển giấy phép này sang hình thức khác như Chương trình Di dân Tay nghề cao. Với hình thức này, người sử dụng lao động với tư cách là người tài trợ được Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND) công nhận phải xin giấy phép lao động cho bạn.

Để tìm kiếm việc làm tại Hà Lan không chỉ đơn thuần là dịch CV mà cần nhiều bước hơn. Đầu tiên sinh viên cần biết về các yêu cầu đối với lao động quốc tế như các quy định thị thực và giấy phép lao động ; thị trường lao động hiện tại và cách thức cũng như nơi tìm việc tại Hà Lan;... thì cơ hội việc làm sau khi du học Hà Lan sẽ lớn hơn. Tiếp đó, là cần phải có Citizen Service Number trước khi bắt đầu làm việc tại quốc gia này.  Lưu ý tất cả mọi người kể cả sinh viên trong nước và nước ngoài đều cần số bảo hiểm xã hội và thuế cá nhân thông qua việc đăng ký tại tòa thị chính. 

Nếu bạn có trong tay ít nhất một bằng Cử nhân việc tìm kiếm việc làm tại Hà Lan cũng sẽ trở lên dễ dàng hơn. Trong trường hợp tham dự phỏng vấn xin việc, du học sinh sẽ cần trình chứng nhận từ người chủ trước. Vậy nên hãy chắc chắn bản thân đã mang theo bằng cấp, chứng chỉ và chứng nhận của người chủ trước khi bạn đến Hà Lan.

>> Có thể bạn muốn biết:
Du học Úc cần điều kiện gì
Du học Úc bao nhiêu tiền
Cách chứng minh tài chính du học Úc
Thủ tục xin visa du học Úc
Du học Úc

Tin bài khác

Đóng tìm kiếm