Menu

Hệ thống giáo dục Đức

Hệ thống giáo dục Đức là một hệ thống mở, đại diện cho nền giáo dục chất lượng cao và đầy tính thực tiễn. Học sinh có thể linh hoạt thay đổi loại hình đào tạo hay chương trình học theo khả năng của mình. Bên cạnh đó, giáo dục còn là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của chính phủ trong đó nổi bật nhất phải nhắc đến chính sách miễn toàn bộ học phí cho học sinh, sinh viên. Vì vậy, trong bài viết này hãy cùng ApplyZones tìm hiểu về hệ thống giáo dục Đức xem có gì đặc biệt so với các nước khác nhé.

Hệ thống giáo dục Đức rất rõ ràng

Du học Đức là bạn tiếp xúc với nền giáo dục hoàn toàn khác Việt Nam. Đức là quốc gia liên bang vì vậy mỗi bang sẽ có thẩm quyền và quyền tự quyết đối với hệ thống giáo dục của bang, ngay cả trong cùng bang thì mỗi thành phố cũng có chương trình giảng dạy riêng mặc dù nội dung giảng dạy hay chương trình học giống nhau. Chính vì vậy, ở Đức không có sách giáo khoa chuẩn dùng chung cho các tỉnh thành như ở Việt Nam mà mỗi trường sẽ tự quyết định riêng cho mình.

Cấu trúc hệ thống giáo dục Đức

Ở Đức đi học là bắt buộc, trẻ em buộc phải đến trường. Nếu ở Việt Nam là hệ 12 năm học thì ở Đức chỉ bắt buộc học đến lớp 9 hoặc lớp 10. Ở Đức cũng phân chia thành 2 loại trường là trường công và trường tư. Trường công sẽ được nhà nước hỗ trợ vì vậy trẻ em được đi học hoàn toàn miễn phí. Học sinh chỉ phải đóng các khoản tiền rất nhỏ như quỹ lớp, mua sách bài tập… Ngay cả sách giáo khoa cũng được nhà trường cho mượn mà không phải mua. Còn ở các trường tư học sinh sẽ phải đóng học phí khi theo học ở các trường này.

Hệ thống giáo dục Đức gồm các cấp bậc đào tạo sau:

*Hệ mẫu giáo

Trước khi vào lớp 1, trẻ em sẽ phải đi nhà trẻ và mẫu trường mẫu giáo. Ở đây trẻ sẽ được học ăn, học đi, học nói, học ứng xử… để được trang bị những điều cơ bản làm hành trang bước vào đời. Ở một số bang của Đức còn có những cơ sở quá độ sang tiểu học như các lớp vỡ lòng.

Hệ thống này được chia thành nhiều lớp như:
– Kinderkrippe: dành cho trẻ từ 8 tuần đến 3 tuổi
– Kita: dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi từ 7h sáng đến 5h chiều
– Kindergarten: Dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi (nửa ngày hoặc cả ngày)
– Hort hay Schulhort: cung cấp dịch vụ chăm sóc sau giờ học cho học sinh tiểu học

*Hệ tiểu học

Khi trẻ lên 6 các em sẽ đi học lớp 1. Ở Đức bậc tiểu học sẽ kéo dài 4 năm riêng ở Berlin và Brandenburg, bậc tiểu học kéo dài đến 6 năm. Hầu hết các trường có kỳ nhập học vào tháng 9 hàng năm.

Ở bậc tiểu học, học sinh sẽ học các môn gồm toán, tiếng Đức, tìm hiểu tự nhiên, Nghệ thuật, Âm nhạc và Thể thao. Giờ học ngoại ngữ được thực hiện ở tất cả các bang ở bậc tiểu học. Sau khi tốt nghiệp lớp 4, phụ huynh và các em sẽ phải quyết định xem nên theo loại trường nào vì bậc trung học ở Đức được phân ra làm 4 loại trường với các mức độ khác nhau để phù hợp với năng lực của từng em. Đó có thể là Hauptschule, Realschule, Gymnasien hay Gesamtschulen.

Theo quy định của hệ thống giáo dục Đức, hệ thống điểm sẽ được tính từ 1 đến 6 trong đó điểm 1 là tốt nhất là 6  là kém nhất.

*Trung học cơ sở

Như đã đề cập ở trên hệ trung học của Đức được phân chia làm 4 loại trường, từ dễ đến khó. Tùy vào năng lực của học sinh mà phụ huynh sẽ lựa chọn loại hình cho phù hợp với con em mình. Cụ thể như sau:

  • Hauptschule : Là loại trường dành cho học sinh có học lực trung bình và kém, học từ lớp 5 đến lớp 9 ở hầu hết các bang. Tại các trường này, học sinh cũng sẽ được học các môn như ở các trường khác nhưng với tốc độ chậm hơn và kết hợp với học định hướng học nghề. Tốt nghiệp, học sinh sẽ học tiếp ở các trường nghề bán thời gian ( học nửa buổi, đi làm và thực tập nửa buổi ở các nhà máy) cho tới khi 18 tuổi.
  • Realschule: là loại trường dành cho học sinh khá và theo học từ lớp 5 đến lớp 10. Sau khi tốt nghiệp, học sinh có thể học ở các trường nghề bán thời gian hoặc trường nghề cao cấp. Ngoài ra, nếu học sinh có điểm số cao ở trường này thì sau khi tốt nghiệp có thể chuyển qua hạng trường Gymnasien để theo học.
  • Gymnasien: là loại trường dành cho học sinh khá giỏi. Sau khi tốt nghiệp, học sinh sẽ nhận được bằng tú tài (Abitur) và chuẩn bị lên  đại học  hoặc đai học ứng dụng Các môn học bao gồm: Tiếng, Đức, Toán, Khoa học Máy tính, Lý, Hóa, Sinh, Địa lý, Nghệ thuật, Âm nhạc, Lịch sử, …Học sinh tốt nghiệp lớp 12 ở một số bang đã có thể lấy tú tài, nhưng thông thường các bang khác vẫn yêu cầu phải hết lớp 13. Ngoài ra, còn có 1 loại trường nữa, đó là trường tổng hợp Gesamtschulen. Trường nhận tất cả học sinh từ lớp 5 tới lớp 10 và có cả loại dành cho học sinh yếu kém  trung bình và khá. Học sinh tốt nghiệp trường tổng hợp ở lớp 9 thì sẽ nhận bằng Hauptschule. Nếu tốt nghiệp lớp 10  sẽ được nhận bằng Realschule.
  • Berufsschule: Ngoài hệ thống giáo dục bình thường, còn một hệ thống trường nằm trên Hauptschule và Realschule gọi là Berufsschule. Nếu các trường khác chịu sự giám sát của địa phương thì Berufsschule lại chịu sự kiểm soát của chính phủ, các công ty hay công đoàn. Theo học trường này, học sinh sẽ nửa ngày đi học và nửa ngày đi thực tập tại các công ty hay công xưởng của nhà máy. Sau khi hoàn thành chương trình học, học sinh sẽ được cấp bằng chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật hay buôn bán.

Xem thêm: Học bổng du học úc

*Bậc trung học phổ thông

Bậc trung học phổ thông ở Đức dành cho học sinh từ 15 đến 18 tuổi. Dựa vào các kết quả học tập, học sinh sẽ tiếp tục học các chương trình của mình như sau:

Học đại học: Nếu tốt nghiệp các trường Gymnasien hoặc học trường cấp 3 tổng hợp (Gesamtschulen)

Học nghề: Nếu tốt nghiệp Realschule, cấp 3 tổng hợp hoặc các bạn ở Hauptschule có điểm giỏi

Làm việc tại nhà máy: học sinh có ít lựa chọn nhất, thường bắt buộc phải làm nửa ngày ở nhà máy, nửa ngày đi học trên lớp cho tới khi đủ 18 tuổi

Đối với các bạn đang học nghề, muốn lên học đại học, có thể đầu tư học thêm và lấy bằng tú tài, sau đó có thể học lên học đại học như bình thường. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục Đức sẽ chỉ dựa trên học bạ để xét vào trường đại học. Chính vì, vậy bạn phải có điểm cao thì mới được nhận vào các trường đại học ở Đức.

*Bậc đại học và sau đại học

Hệ thống giáo dục bậc đại học của Đức gồm 2 loại hình đào tạo là hệ thống các trường đại học tổng hợp và các trường đại học khoa học ứng dụng.

  • Hệ thống các trường đại học tổng hợp : Luôn đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục đại học Đức từ trước đến nay. Các chương trình giảng dạy ở đây luôn tuân thủ và định hướng theo nghiên cứu dựa trên nguyên tắc duy nhất: “Sự thống nhất trong nghiên cứu và giảng dạy”. 

  • Hệ thống các trường đại học khoa học ứng dụng :Chương trình đào tạo định hướng thực tiễn, chuyên sâu vào kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn. Các chương trình đào tạo luôn được tổ chức, sắp xếp chặt chẽ nên thời gian học tập được rút ngắn hơn (thông thường là 4 năm). Đặc biệt sinh viên của các trường thực hành có thể dễ dàng xin việc sau khi tốt nghiệp vì phần lớn các doanh nghiệp Đức cũng như doanh nghiệp Việt Nam đều muốn tuyển dụng những nhân viên có tay nghề và thực hành giỏi.

Với các bạn chưa đủ điều kiện nhập học vào hệ đại học bên Đức, các bạn có thể tham gia các chương trình dự bị đại học để có thể chuyển tiếp đến các trường đại học danh tiếng tại đây.

Trên đây là tổng tin về hệ thống giáo dục Đức. Hi vọng  bài viết này mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với ApplyZones nhé.

Xem thêm: Du học úc ngành công nghệ thông tin

Tin bài khác

Đóng tìm kiếm