Menu

Xin Visa du học Ba Lan cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Du học Ba Lan có khó không

Dù được biết tới là điểm đến yêu thích của rất nhiều du học sinh thời gian gần đây nhưng những câu hỏi nhưdu học Ba Lan có khó không? Để xin visa thì cần chuẩn bị những gì? Vẫn luôn là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ. Hiểu được những vướng mắc bạn đang gặp phải, trong khuôn khổ bài viết dưới đây, ApplyZones sẽ cung cấp đầy đủ thông tin mới nhất về visa du học Ba Lan

Cần chuẩn bị những gì để xin Visa du học Ba Lan

3 loại thị thực Ba Lan bạn cần biết

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các loại giấy tờ thủ tục, bạn cần nắm rõ thông tin về visa du học Ba Lan để biết chắc mình thuộc diện visa nào nhé.

Hiện nay, visa tại Ba Lan gồm 3 loại chủ yếu. Đó là loại A, C và D. Trong đó:

  • Thị thực loại A: là loại được cấp riêng dành cho các khách hàng quá cảnh. Theo đó trong trường gợp bạn cần quá cảnh hay chuyển chuyến tại sân bay sẽ được cấp loại visa này. Chính bởi điều này nên visa loại A chỉ có thời hạn rất ngắn và những người có visa loại A sẽ không được rời khỏi sân bay.

  • Thị thực loại C:hay còn gọi là visa ngắn hạn Schengen là loại visa được cấp cho những người tạm trú trong khu vực Schengen với hiệu lực  từ 90 đến 180 ngày. Đối với loại visa này bạn có thể xin cấp tại một cơ quan ngoại giao Ba Lan trong trường hợp bạn chọn Ba Lan là đích đến duy nhất của bạn trong khu vực Schengen; Bạn đến thăm nhiều quốc gia trong khu vực, nhưng Ba Lan là nơi đến thăm chính; hoặc tuy không thể xác định quốc gia Schengen nào là điểm đến chính nhưng bạn vẫn sẽ vượt qua biên giới Ba Lan đầu tiên trong khu vực Schengen.

  • Thị thực loại D: Đây là loại Visa áp dụng cho những ai muốn ở lại Ba Lan trong khoảng thời gian lâu hơn 90 ngày, đặc biệt là các bạn du học sinh. Thời hạn của visa D lên tới 1 năm, trong khoảng thời gian này với visa loại D bạn có thể tự do đi lại trong Ba lan và các quốc gia thuộc khu vực Schengen. Nếu muốn cư trú lâu dài hơn bạn cần có giấy cư trú tạm thời.

Xin visa du học Ba Lan khó không? 

Để trả lời câu hỏi xin visa du học Ba Lan có khó hay không? Còn phải đáng giá dựa trên nhiều yếu tố.

Đầu tiên, giai đoạn xin nhập học tại trường ở Ba Lan

Đây là một trong những bước bắt buộc phải có nếu bạn dự định xin visa du học Ba Lan. Sau khi xác định được trường bạn định theo học bạn có thể gửi hồ sơ và các loại giấy tờ cần thiết theo yêu cầu phía nhà trường để xin giấy nhập học ngay trên nền tảng du học Apply Zones 

Sau khi trường xét duyệt hồ sơ và đủ điều kiện thì bạn sẽ nhận được giấy nhập học tạm thời yêu cầu đóng học phí từ phía nhà trường lúc này việc bạn cần làm là hoàn thành học phí de nhan được giấy nhập học chính thức.

Thứ hai, xét về điều kiện xin visa du học Ba Lan

- Về độ tuổi: Các trường đại học tại Ba Lan thường sẽ có những yêu cầu nhất định về độ tuổi để có thể học tập tại các chương trình bậc cao đẳng, đại học , thạc sĩ ... cụ thể: Bậc đại học: ưu tiên học sinh mới tốt nghiệp THPT hoặc sinh viên có quãng trống học tập không quá 2 năm và chứng minh được bạn làm được những gì trong quãng thời gian trống đó. Bậc sau đại học: không giới hạn độ tuổi

- Về học lực và trình độ ngoại ngữ: Đối với chương trình đại học sinh viên quốc tế cần đạt GPA trung bình trong 3 năm cấp 3 là 6.5 trở lên. Đồng thời để vào học thẳng chuyên ngành bạn cần chứng chỉ tiếng Anh IELTS 6.0. Đối với chương trình thạc sĩ sinh viên quốc tế cần đạt GPA trung bình trong 3 năm cấp 3 là 6.5 trở lên, và chứng chỉ tiếng Anh IELTS 6.5

- Về tài chính: Visa du học Ba Lan yêu cầu gia đình học sinh phải có đủ điều kiện tài chính để đảm bảo bạn có đủ tiềm lực tài chính để chi trả cho những chi phí du học trong thời gian bạn học tại đất nước này. Trong đó bạn và gia đình cần chứng minh được thu nhập hàng tháng, hàng năm thông qua việc cung cấp một số giấy tờ như: hợp đồng lao động, xác nhận lương, sổ tiết kiệm với số dư trên 10.000 USD, các giấy tờ liên quan đến tài chính khác

Xem thêm: Điều kiện du học úc

Cuối cùng, là hồ sơ xin visa du học Ba Lan

Giấy tờ cần thiết cần có bao gồm:

* Bằng cấp và bảng điểm THPT nếu bạn apply chương trình cử nhân và bảng điểm ĐH nếu bạn apply học thạc sĩ. Các giấy tờ  này phải được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan có công chứng 

* Resume

* Chứng chỉ IELTS/ TOEFL

* Thư nguyện vọng (Motivation letter)  

* Thư giới thiệu

* Kế hoạch học tập (thường chỉ yêu cầu với các bạn apply chương trình du học Thạc sĩ)

* Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc (nếu có)

* Passport/ Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 90 ngày trước khi kết thúc hạn thị thực

* Tờ khai xin thị thực điền đầy đủ  và kèm 2 ảnh

* Sơ yếu lý lịch (CV)

* Bằng cấp, chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Ba Lan hoặc tiếng Anh đủ yêu cầu có thể theo học tại các trường đại học

* Giấy tờ xác nhận sinh viên đã nộp lệ phí cho năm học đầu tiên (không bao gồm khóa học dự bị học tiếng

* Bảo hiểm với giá trị tối thiểu 30.000 EUR có thời hạn tối thiểu 3 tháng kể từ ngày đầu tiên nhập cảnh đến Ba Lan, tuy nhiên trong khi nộp hồ sơ xin thị thực không yêu cầu sinh viên phải có bảo hiểm suốt 

* Bằng chứng xác nhận bạn đủ nguồn lực tài chính để du học tại Ba Lan bao gồm sao kê tài khoản ngân hàng 6 tháng vừa qua và bản khai thuế thu nhập của đương đơn hoặc bố mẹ đương đơn.

* Giấy tờ xác nhận nơi lưu trú của đương đơn trong thời gian học tập tại Ba Lan.

Mọi giấy tờ kể trên đều cần chuẩn bị đầy đủ bản sao và bản chính để đối chiếu khi được yêu cầu đồng thời phải được dịch thuật – công chứng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm: Chi phí du học new zealand

Quy trình xin visa du học Ba Lan

Bước 1: Xin thư mời nhập học

Bạn có thể thực hiện bước này bằng việc apply hồ sơ danh sách giấy tờ để nộp cho trường xin thư mời lên nền tảng ApplyZones. Nếu đăng ký khóa tiếng Anh hoặc tiếng Ba Lan giấy tờ bao gồm: Điền mẫu form xin thư mời nhập học online + Hộ chiếu + bằng cấp 3.

Nếu đăng ký khóa đại học hoặc thạc sĩ giấy tờ bao gồm: Điền mẫu form xin thư mời nhập học online +Hộ Chiếu + bằng cấp cao chứng thực tại Sứ Quán Ba Lan

Bước 2: Hoàn thành học phí

Sau khi được xét duyệt và nhận được thư mời tạm thời bạn cần đóng tiền học phí theo yêu cầu của trường. Trường yêu cầu đóng 1 năm học phí số tiền này tương đương 2.500 EUR – 4.000 EUR tùy vào chương trình, tùy trường. Ngay sau khi trường nhận được tiền đóng của sinh viên, trường sẽ gửi thư mời chính thức và biên lai đóng tiền gốc về cho sinh viên xin visa.

Bước 3: Đặt lịch nộp hồ sơ visa online trên trang web của đại sứ quán

Sau khi đóng tiền cho trường, bạn cần phải đặt lịch nộp hồ sơ visa online ngay trên trang web của đại sứ quán. Vào kỳ cao điểm tháng 10 hằng năm, lịch nộp hồ sơ sẽ hết chỗ rất sớm  do đó tốt nhất hãy hoàn tất hồ sơ để xin visa nên xong trước tháng 8.

Lưu ý, trước khi nộp hồ sơ xin visa, phải khai tờ khai online trên trang www.e-konsulat.gov.pl

Bước 4: Chuẩn bị phỏng vấn để xin visa

Hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức là điều mấu chốt trong quy trình làm hồ sơ xin visa Ba Lan: Hiểu biết về trường, về khóa học, về học phí; Hiểu biết về đất nước Ba Lan, về thành phố mà bạn sẽ học, về chi phí sinh hoạt tại Ba Lan; Thông tin cá nhân, quá trình học tập của bản thân, thành tích học tập; Hồ sơ tài chính: ai là người bảo lãnh tài chính, bố mẹ làm nghề gì, thu nhập một tháng là bao nhiêu, chuẩn bị tài chính đủ ăn học trong vòng bao lâu; Kế hoạch nghề nghiệp tương lai

Bước 5: Chuẩn bị hành trang du học Ba Lan

Để chuẩn bị hành trang du học Ba Lan ngoài đồ dùng cá nhân thì phần quan trọng nhất các bạn không thể không mang theo đó là: hộ chiếu, visa, bằng cấp đã chứng thực tại sứ quán và trong một số trường còn yêu cầu sinh viên xin xác nhận từ trường cấp tại Việt Nam – xác nhận tốt nghiệp cấp 3 và đủ trình độ để lên học khóa cao hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin mới nhất về visa du học Ba Lan, nếu bạn còn băn khoăn về thủ tục hồ sơ này, hãy liên hệ ApplyZones để được hướng dẫn chi tiết!

Xem thêm: Du học mỹ cần bao nhiêu tiền

Tin bài khác

Đóng tìm kiếm