Du học định cư Ba Lan
Khi đến các quốc gia có nền kinh tế phát triển cùng nền giáo dục hàng đầu, hầu hết sinh viên quốc tế đều muốn ở lại làm việc, sinh sống và định cư lâu dài. Việc định cư tại Châu Âu rất có giá trị, nó đồng nghĩa với việc bạn có thể tự do đi lại, làm việc và sinh sống tại 26 quốc gia trong khối nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU). Thực tế, du học Ba Lan mở ra rất nhiều cơ hội định cư tại Châu Âu cho học sinh quốc tế. ApplyZones sẽ cung cấp thông tin về du học định cư Ba Lan cho sinh viên quốc tế trong bài viết dưới đây.
Tại sao nên du học định cư Ba Lan?
Ba Lan là thành viên nằm trong Liên minh châu Âu (EU)
Ba Lan có tiềm năng phát triển mạnh trong lĩnh vực kinh tế kéo theo nhu cầu gia tăng về nguồn nhân lực lao động. Hiện nay, theo quy định mới của chính phủ Ba Lan, du học sinh có thể ở lại một năm để tìm việc sau khi học xong.
Vị trí địa lý thuận lợi
Ba Lan nằm ngay trung tâm châu Âu, thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, xã hội và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, với quốc tịch và hộ chiếu Ba Lan, bạn có thể tự do đi lại trong 26 quốc gia châu Âu để trải nghiệm và khám phá nhiều điều mới mẻ.
Chính sách mở cửa cho du học sinh
Ba Lan có rất nhiều chính sách mở cửa mới dành cho sinh viên quốc tế. Cụ thể, Chính phủ Ba Lan cho phép du học sinh làm việc quanh năm mà không cần giấy phép lao động. Đây là cơ hội thuận lợi để sinh viên tìm kiếm một công việc tốt, có nhiều thời gian để làm việc và tích luỹ kinh nghiệm. Từ đó trở thành lợi thế cạnh tranh để ứng tuyển vào công việc trong tương lai.
Không chỉ thế, quá trình học tập và làm việc (có thể kéo dài lên đến 5 năm) sẽ giúp sinh viên có nhiều thời gian và cơ hội để tìm được một công việc ổn định và lâu dài, từ đó tiến đến việc định cư dễ dàng.
Vấn đề tuyển dụng
Với chính sách mở cửa của Chính phủ, các doanh nghiệp và công ty tại Ba Lan có thể dễ dàng lựa chọn ứng viên mà không cần lo ngại về vấn đề giấy phép lao động.
Thực tế, các nhà tuyển dụng thường ưu tiên cho sinh viên quốc tế bởi khả năng sử dụng ngoại ngữ và kinh nghiệm, vốn sống phong phú.
>> Xem thêm:
Học bổng du học Thụy Sĩ toàn phần
Xin học bổng du học New Zealand
Các loại học bổng du học Mỹ
Những lưu ý khi du học định cư Ba Lan
Vấn đề định cư ở bất kỳ quốc gia nào cũng không hề đơn giản và dễ dàng, định cư Ba Lan cũng tương tự. Mỗi quốc gia có một chính sách về định cư và việc làm khác nhau, nhưng tựu chung lại thì họ đều mở cửa với những người trẻ và có năng lực.
Xác định làm hồ sơ xin định cư thì bạn phải tự trả lời câu hỏi: Bạn có xứng đáng được định cư Ba Lan không? Bạn có thể làm được gì để đóng góp cho Ba Lan?
Với các nước Châu Âu, cách nhanh nhất để nhập tịch là đầu tư mua bất động sản. Tuy nhiên, số tiền bạn bỏ ra không hề nhỏ, dao động từ 500.000 Euro – hơn 2.000.000 Euro (khoảng 14 tỷ – 60 tỷ VNĐ).
Cách thứ hai là theo hình thức du học định cư Ba Lan. Sinh viên quốc tế phải cố gắng phấn đấu học tập và xin được việc làm, đóng thuế đầy đủ, xây dựng profile cá nhân thật tốt… để xin định cư.
Du học định cư Ba Lan mang lại nhiều điểm ưu việt và thuận lợi hơn, vì:
-
Sinh viên quốc tế được trau dồi kiến thức để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
-
Có thời gian thích nghi, tìm hiểu và hoà nhập với văn hoá, cuộc sống tại Ba Lan.
-
Hoàn thiện bản thân, giúp ích cho xã hội.
-
Tiết kiệm chi phí.
-
Dễ dàng xin được việc làm cùng bằng cấp có giá trị.
Điều kiện định cư Ba Lan lâu dài
Để định cư tại Ba Lan lâu dài, sinh viên quốc tế cần đáp ứng một số tiêu chí sau:
-
Thời gian cư trú ít nhất 5 năm liên tục tại Ba Lan.
-
Có nguồn thu nhập ổn định và đều đặn, đáp ứng đủ chi phí sinh hoạt.
-
Có bảo hiểm y tế (theo luật bảo hiểm y tế đại chúng) hoặc giấy khẳng định chi trả chi phí của công ty bảo hiểm.
-
Sở hữu hợp đồng pháp lý sử dụng căn hộ đang sinh sống.
So với nhiều quốc gia khác ở khu vực Châu Âu, Ba Lan đã trở thành một trong những quốc gia có cơ hội định cư cao nhất. Do đó, lựa chọn du học định cư Ba Lan, bạn sẽ có cơ hội sinh sống và làm việc tại quốc gia này. ApplyZones với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học và định cư ở nước ngoài, sẽ đồng hành cùng bạn trên hành trình tìm kiếm cơ hội ở vùng đất mới.
>> Xem thêm:
Du học Úc cần bao nhiêu tiền
Săn học bổng du học Úc