Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng tại Úc cho du học sinh từ A-Z
Du học Úc bắt buộc sinh viên phải có một tài khoản ngân hàng để sử dụng trong mọi giao dịch, thanh toán hàng ngày của bản thân một cách an toàn. Hệ thống ngân hàng Úc hiện đang cung cấp rất nhiều sự lựa cho sinh viên quốc tế, từ các công đoàn tín dụng địa phương đến các ngân hàng. Để quá trình tạo lập tài khoản trở lên dễ dàng hơn trong bài viết này ApplyZones sẽ hướng dẫn cho sinh viên mở tài khoản ngân hàng Úc chi tiết.
Các tài khoản ngân hàng tại Úc dành cho du học sinh
- Tài khoản giao dịch: là loại tài khoản cơ bản nhất dùng chi trả cho các chi phí hàng ngày. Bạn có thể sử dụng tài khoản giao dịch để thanh toán hóa đơn, ký gửi (hoặc đưa vào) thu nhập của mình, thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ hoặc thực hiện các giao dịch hàng ngày cũng như rút tiền từ máy ATM. Loại tài khoản này cũng cho phép sinh viên sử dụng để chuyển khoản tiết kiệm ở nước ngoài vào thời gian bạn học tập tại Úc.
- Tài khoản sinh viên quốc tế: Tại quốc gia này, hầu hết các ngân hàng đều sẽ cung cấp một tài khoản được thiết kế dành riêng cho sinh viên quốc tế đến Úc để học tập. Loại tài khoản này sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thứ giống như một tài khoản giao dịch với một số lợi ích bổ sung. Đặc biệt, nếu bạn là sinh viên toàn thời gian, khi mở loại tài khoản này rất có thể bạn sẽ có thể miễn phí duy trì và phí dịch vụ hàng tháng hoặc hàng năm.
- Tài khoản tiết kiệm: cho phép sinh viên quản lý được số tiền chưa dùng đến và số tiền này sẽ giúp sinh lời trong một khoảng thời gian. Trong trường hợp bố mẹ cho bạn tiền sinh hoạt cả năm và bạn chưa dùng đến hãy xem xét đến việc mở tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên bạn cần lưu ý nếu rút tiền từ tài khoản này khi chưa đến hạn thường sẽ bị phạt mất lãi.
- Tài khoản ngoại tệ: Trong một số trường hợp, bạn đã chuyển đến Úc sinh sống nhưng vẫn có thu nhập từ nước ngoài, bằng một loại ngoại tệ khác. Lúc này, nếu dùng ngoại tệ để gửi vào các tài khoản thông thường, bạn sẽ bị tính một khoản phí chuyển đổi ngoại tệ đáng kể. Lúc này, tài khoản ngoại tệ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Cho phép bạn giữ ngoại tệ trong ngân hàng Úc cho đến khi tỷ giá cải thiện và có thể chuyển đổi ngoại tệ sang AUD để sử dụng bất cứ lúc nào.
Du học sinh nên lựa chọn ngân hàng nào tại Úc?
Mặc dù tại Úc có rất nhiều ngân hàng khác nhau để mở tài khoản, nhưng hầu hết du học sinh đều chọn một trong bốn ngân hàng lớn sau: Westpac, Commonwealth Bank (hoặc Commbank), Australia New Zealand (ANZ) và National Australia Bank (NAB).
- Với ngân hàng ANZ cho phép sinh viên có thể mở tài khoản trực tuyến tối đa một năm trước khi bạn chuyển đến Úc. Bạn sẽ không phải mất phí duy trì trong vòng 12 tháng đâu và chi phí dịch vụ sau đó là AUD $5 một tháng.
- Ngân hàng NAB (National Australia Bank) hiện NAB là ngân hàng lớn nhất ở Úc có hơn 1.500 chi nhánh và hơn 3.400 ATM trên khắp nước Úc. Tài khoản giao dịch của NAB không thu phí hàng tháng và đi kèm với thẻ ghi nợ visa.
- Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia sinh viên có thể mở trực tuyến tối đa ba tháng trước khi giao dịch và có thể chuyển tiền ngay lập tức. ngần hàng này có các sẵn các loại tài khoản cho cả sinh viên học part-time và full -time.
- Ngân hàng Westpac Bank Corporation, các tài khoản giao dịch hàng ngày của ngân hàng này miễn phí trong năm đầu tiên (hoặc hoàn toàn miễn phí nếu bạn là sinh viên học full time) và đi kèm với thẻ ghi nợ mastercard. Bạn có thể đăng ký trực tuyến tối đa một năm trước khi đến Úc.
Ngoài ra còn một số ngân hàng địa phương tại Úc như: Bank of Melbourne, Bank of Queensland (BOQ), Adelaide Bank, Bankwest,…
>> Xem thêm:
Có nên Du học Úc không
Du học Úc ngành marketing
Các bước để mở tài khoản ngân hàng ở Úc
Hướng dẫn cho sinh viên mở tài khoản ngân hàng ở Úc gồm ba bước cơ bản như sau:
- Nộp đơn xin mở tài khoản online: Các ngân hàng Úc cho phép du học sinh mở tài khoản online do đó bạn có thể nộp đơn xin mở tài khoản trực tiếp trên trang web chính thức. Bạn chỉ cần cung cấp hộ chiếu và địa chỉ nhà để họ gửi thẻ tài khoản cho bạn.
- Xác nhận tài khoản: khi các thủ tục đăng ký tài khoản hoàn tất, bạn sẽ nhận được thông báo chi tiết từ phía ngân hàng. Từ đây, bạn có thể bắt đầu giao dịch tiền bạc qua tài khoản này.
- Nhận tài khoản: Khi đã đến Úc, bạn cần đi đến ngân hàng (mang theo passport hoặc CoE và giấy xác nhận) để có thể nhận được tiền trong tài khoản. Lúc này, bạn cũng được cấp thêm tài khoản online để có thể thực hiện giao dịch ngân hàng thông qua điện thoại hoặc internet.
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi mở tài khoản ngân hàng tại Úc?
Trong quá trình mở tài khoản, các ngân hàng tại Úc sẽ sử dụng hệ thống điểm để đánh giá các loại giấy tờ của bạn. Họ sẽ cung cấp một danh sách giấy tờ bạn cần chuẩn bị và mỗi đầu mục giấy tờ được quy định số điểm khác nhau. Bạn cần đạt tổng số điểm là 100 điểm mới có thể mở thành công tài khoản ngân hàng
Những giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:
- Giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc giấy chứng nhận quốc tịch – 70 điểm
- Giấy phép lái xe, giấy phép bắn súng, thẻ nhân viên dịch vụ công cộng hoặc thẻ quyền lợi tài chính của Liên bang hoặc Chính phủ Tiểu bang – 40 điểm
- Một thẻ có tên của bạn trên đó. Đây có thể là thẻ tín dụng, hoặc thậm chí là thẻ tài khoản cửa hàng hoặc thẻ thư viện – 25 điểm
- Một tài liệu có tên và địa chỉ của bạn trên đó, chẳng hạn như hóa đơn tiện ích hoặc bảng sao kê ngân hàng – 25 điểm
Phí dịch vụ khi mở tài khoản ngân hàng tại Úc
Nhiều ngân hàng Úc có thể miễn phí dịch vụ trong vòng 12 tháng đầu và cũng không thu phí dịch vụ chuyển tiền. Tuy nhiên cũng có những ngân hàng thu phí dịch vụ hằng tháng để duy trì tài khoản, khoản phí này sẽ được cộng dồn lại trong thời gian dài. Do đó, trước khi mở tài khoản và sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Úc bạn cần tìm hiểu và hãy hỏi thật kỹ các thông tin.
Ngoài ra, khi mở tài khoản hãy nhớ đăng ký Citibank Plus để có thể rút tiền từ tất cả máy ATM của Citibank trên toàn thế giới hoặc chuyển tiền quốc tế mà không mất bất kỳ khoản phí nào.
Trên đây là những hướng dẫn cho sinh viên mở tài khoản ngân hàng ở Úc. Hy vọng có thể phần nào giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để việc mở tài khoản trở lên dễ dàng hơn khi đi du học nhé.
>> Có thể bạn muốn biết:
Điều kiện xin visa Du học Úc
Du học cấp 3 Úc
Du học Úc học bổng
Học phí ở Úc
Du học ở Úc cần Điều kiện gì